Thay đổi thói quen đi tiểu
Đi tiểu thường xuyên, cần tiểu gấp có thể sẽ khiến bạn nghĩ tới các bệnh liên quan tới tiết niệu như: viêm bàng quang, nhiễm khuẩn đường tiết niệu ... mà không nghĩ rằng ung thư cổ tử cung cũng có triệu chứng này. Do vậy, nếu bạn nhận thấy triệu chứng này kéo dài và ngày càng tồi tệ hơn thì nhất định phải đi khám bác sĩ ngay.
Đau vùng xương chậu
Cùng với xuất huyết bất thường ở âm đạo, các bác sĩ u bướu cho biết đau vùng chậu là một trong những dấu hiệu khả nghi nhất của dấu hiệu ung thư cổ tử cung. Cơn đau này có thể do tế bào ung thư đã lan rộng tới xương chậu. Chị em cần đặc biệt chú ý nếu bị đau xương chậu mà không liên quan đến kỳ kinh. Đau khi quan hệ tình dục hoặc đau khi đi tiểu cũng là dấu hiệu cảnh báo của ung thư cổ tử cung.
Đau lưng
Bạn càng phải cảnh giác hơn nếu thấy cơn đau lan xuống chân và thậm chí gây ra sưng (phù) ở chân.
Đau vùng chậu hoặc đau lưng là dấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung
Thiếu máu
Thiếu máu có thể xảy ra với bệnh ung thư cổ tử cung vì số lượng tế bào hồng cầu khỏe mạnh bị giảm và được thay thế bằng các bạch cầu để đẩy lùi bệnh. Thiếu máu thường khiến cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi và cạn kiệt năng lượng, giảm cân không rõ nguyên nhân và mất cảm giác ngon miệng.
Ung thư cổ tử cung là bệnh dễ chữa khỏi, với tỷ lệ thành công tới 94% nếu phát hiện ở giai đoạn 1. Thậm chí, tỷ lệ có thể đạt tới gần 100% nếu như phát hiện ở giai đoạn tiền ung thư. Tuy nhiên, đa số các trường hợp được chẩn đoán ở giai đoạn muộn, phải cắt bỏ rộng và cơ hội sống thấp, dễ tử vong. Vì thế nếu như có bất kỳ dấu hiệu đáng ngờ nào kể trên bạn nên thực hiện đồng thời xét nghiệm Pap và xét nghiệm HPV, nhằm phát hiện sớm tình trạng nhiễm virus HPV và sự thay đổi của tế bào cổ tử cung. Bên cạnh đó, chị em nên tiêm phòng vắc xin HPV ngừa ung thư cổ tử cung để thể phòng ngừa bệnh hiệu quả.